Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Gửi Email In trang Lưu
Một số giải pháp về phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở tỉnh Hà Giang hiện nay

25/01/2024 08:36

Phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với chủ động Hội nhập kinh tế quốc tế.

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, cực Bắc của Tổ quốc, có 11 huyện, thành phố; 193 xã phường, thị trấn, 2.071 thôn, bản trong đó có 7 huyện biên giới với 34 xã, thị trấn nằm dọc tuyến biên giới Việt - Trung, còn là nơi sinh sống của 19 dân tộc, trong đó phần lớn là dân tộc thiểu số. Ngay sau khi Nghị quyết số 33 ra đời, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa nội dung; đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nghiêm túc quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung; văn hóa, con người nơi địa đầu cực Bắc nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Để xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện, công tác giáo dục được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, công tác giảng dạy, học tập đạo đức, giáo dục công dân trong trường học được chú trọng. Các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể tích cực giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.

Một số giải pháp nhằm xây dựng, phát triển toàn diện, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tiếp theo:

Thứ nhất, tập trung xây dựng con người phát triển toàn diện với những đặc điểm truyền thống, những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn Hà Giang.

 Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và người dân về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển bền vững địa phương

Tăng cường xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa trở thành nền tảng, là động lực trong hoạt động kinh tế; Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, củng cố khối đoàn kết các dân tộc tạo sự thống nhất cao giữa cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao chất lượng ban hành triển khai nghị quyết, công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm, kịp thời cán bộ vi phạm. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ hai, chú trọng bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục thẩm mỹ đạo đức, nhân cách, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp nhân dân, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng. Nâng cao năng lực dự báo hiệu quả, phù hợp yêu cầu thực tiễn trong việc ban hành các nghị quyết, chủ trương của cấp ủy các cấp. Cụ thể hóa, triển khai kịp thời, đúng đắn, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, chú trọng xây dựng con người phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và tâm lực, coi đây là nhân tố quyết định hàng đầu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang

* Phát triển giáo dục - đào tạo 

Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất các trường, lớp học; rà soát, sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp theo hướng tăng quy mô, giảm đầu mối; tiếp tục thực hiện tốt việc đưa học sinh ở các điểm trường về trường chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý của nhà trường.

* Phát triển y tế, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới công tác y tế cơ sở. Quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường công tác y tế dự phòng, bảo đảm an toàn thực phẩm, chủ động phòng bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn.

* Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển thể dục, thể thao và thông tin truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Xây dựng nền văn hóa và con người các dân tộc Hà Giang phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ đậm đà bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, Nhân dân đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.

Thứ tư, chú trọng đồng bộ việc gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa nhằm tạo môi trường quan trọng hàng đầu trong phát triển con người toàn diện góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động

* Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững

Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hợp lý giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển các ngành, lĩnh vực và của từng địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

* Phát triển nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao

Tập trung phát triển theo 2 trục: Một là, đảm bảo về an ninh lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh, bao gồm: nhóm cây lương thực (lúa, ngô); Nhóm cây thực phẩm (rau đậu, củ, quả); nhóm cây công nghiệp ngắn ngày (Lạc, đậu tương). Hai là, phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị: Nhóm trồng trọt tập trung vào cây ăn quả có múi, cây ăn quả ôn đới; chè san tuyết, dược liệu. Nhóm chăn nuôi tập trung vào các sản phẩm: Bò vàng, Lợn, gia cầm địa phương, ong bạc hà. Đối với các sản phẩm khác của ngành nông nghiệp sản xuất bình thường và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khi có tín hiệu thị trường cần mở rộng quy mô, vùng sản xuất.

* Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ; phát huy kinh tế biên mậu

Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển bền vững dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào một số lĩnh vực, ngành dịch vụ. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu, bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Cơ cấu lại và phát triển các ngành công nghiệp theo hướng bền vững

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành chuỗi giá trị khép kín hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường quản lý việc cấp phép khai thác và chế biến khoáng sản đảm bảo quy định; hạn chế tối đa tác động ô nhiễm môi trường. Kịp thời rà soát tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực thủy điện, khoáng sản; liên quan đến vùng giáp ranh chủ động làm việc với các tỉnh để phối hợp chỉ đạo triển khai hiệu quả. Tăng cường kiểm tra công tác an toàn hồ, đập; quy trình vận hành, đăng ký an toàn đập, kiểm định an toàn đập, vận hành hồ chứa, quy chế phối hợp vận hành đón lũ, xả lũ.

* Ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ

            Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng trên cơ sở khoa học vững chắc, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập. Ưu tiên chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

ThS. Trương Thị Mai Lê - GV Khoa Lý luận cơ sở

Tin khác

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang về việc thống nhất xây dựng lực lượng, củng cố huấn luyện tự vệ Tự vệ các cơ quan tổ chức cấp tỉnh năm 2024 (23/01/2024 11:40)

Bế giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị A56, A57 (23/01/2024 04:47)

Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh Hà Giang (23/01/2024 04:42)

Khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (15/01/2024 06:18)

Luật số 16/2023/QH15 về Giá (11/01/2024 01:57)

Trường Chính trị tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024 (02/01/2024 03:43)

Công đoàn trường Chính trị tỉnh Hà Giang – Một năm nỗ lực chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động (27/12/2023 09:44)

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vương Ngọc Hà làm việc tại Trường Chính trị tỉnh (27/12/2023 07:15)

Khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị B131 (huyện Bắc Quang) (18/12/2023 21:24)

Trường chính trị tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (16/12/2023 14:20)

xem tiếp